Tư thế nằm tốt cho phụ nữ sau khi rạch tầng sinh môn

Hầu hết các sản phụ khi sinh con so đầu lòng đều được bác sĩ thực hiện rạch tầng sinh môn. Nhằm mục đích mở rộng âm đạo, giúp cho thai nhi dễ dàng lọt qua. Vậy, sau sinh, chị em phụ nữ nên nằm như thế nào để vết thương mau lành? Hãy để Dr. Hùng giải đáp cho bạn nhé!

Khi nào phụ nữ cần phẫu thuật rạch tầng sinh môn?

Khi sản phụ gần lúc lâm bồn, các cơ và tầng sinh môn sẽ giãn nở một cách tự nhiên. Để trẻ sơ sinh dễ dàng lọt ra ngoài. Tuy nhiên, việc sinh nở sẽ gặp khó khăn khi phần đầu của trẻ quá to. Hoặc trẻ có trọng lượng lớn. Để xử lý những tình huống đó, bác sĩ sẽ phải tiến hành rạch tầng sinh môn.

khi-nao-phu-nu-can-rach-tang-sinh-mon
Khi nào phụ nữ cần phẫu thuật rạch tầng sinh môn?

Tuy nhiên, không phải thai phụ nào cũng cần áp dụng thủ thuật này. Dưới đây là một số trường hợp nên chủ động thực hiện:

  • Sản phụ mang thai ngoài tuổi 35.
  • Tầng sinh môn có độ co giãn kém.
  • Bị viêm âm đạo.
  • Bị bệnh liên quan đến tim mạch. Có hiện tượng tăng huyết áp thai kỳ.
  • Cơ tử cung của sản phụ co bóp không đủ lực.
  • Đầu của thai nhi có đường kính lớn. Khó chui ra ngoài.
  • Có dấu hiệu suy thai hoặc thai có thể chết lưu.

Tư thế nằm tốt cho phụ nữ sau khi rạch tầng sinh môn

Sau khi sinh, nếu bạn nằm không đúng cách, chạm đến vết khâu tầng sinh môn. Thì có thể gây sưng, đau, hoặc bị nhiễm trùng chỉ sau hai ngày đầu.

tu-the-nam-nghieng-giup-giam-dau-hieu-qua
Tư thế nằm nghiêng giúp giảm đau hiệu quả

Do vậy, chị em cần hạn chế nằm ngửa khi nghỉ ngơi. Vì trọng lực của cơ thể sẽ dồn hết lực lên vùng hạ bộ. Điều này có thể khiến cơ thể khó chịu và đau đớn. Trong thời kỳ mới khâu tầng sinh môn, tốt nhất bạn nên nằm nghiêng. Tư thế này vừa giúp giảm đau vùng đáy chậu. Vừa giúp lưu thông máu tốt hơn.

Một số lưu ý giúp vết rạch tầng sinh môn mau lành

Chăm sóc vết khâu sau sinh

Khi vệ sinh vết khâu, chị em nên sử dụng bông, gạc y tế. Sau đó nhúng nước ấm rồi lau theo một chiều duy nhất. Từ âm đạo kéo nhẹ dần về phía hậu môn. Tuyệt đối không di chuyển bông gạc nhiều chiều. Để tránh vi khuẩn từ hậu môn có thể tiếp xúc với vết thương.

Khi đi vệ sinh

Chị em  phải rửa sạch bằng nước ấm. Và lau khô tầng sinh môn sau mỗi lần đi vệ sinh. Khi bạn đi vệ sinh, bạn nên cúi người về phía đầu gối. Điều này giúp nước tiểu không bị dính vào vết thương.

Khi quan hệ tình dục

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên hạn chế quan hệ ngay sau khi phẫu thuật. Bởi hầu hết chị em thường cảm thấy đau và khó chịu khi quan hệ tình dục trở lại.

chi-em-nen-han-che-quan-he-sau-khi-khau-tang-sinh-mon
Chị em nên hạn chế quan hệ sau khi khâu tầng sinh môn

Do đó, bạn chỉ nên quan hệ sau khi máu ngừng chảy. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết khâu. Bên cạnh đó, hãy thử các tư thế quan hệ khác nhau. Để giảm bớt cảm giác khó chịu. Lưu ý, nên quan hệ khi được sự đồng ý của cả hai.

Tắm đúng cách

Chị em hoàn toàn có thể tắm rửa sau khi đã khâu vết rạch. Mặc dù vậy, khi tắm, chỉ cần lau rửa nhanh bằng nước lã.

Lưu ý, không dùng vòi hoa sen xịt thẳng vào vết thương. Vì lực nước sẽ dễ làm cho vết khâu bị bục chỉ. Cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Sau khi tắm xong, nên dùng khăn thấm khô rồi đóng băng vệ sinh sạch sẽ.

Trên đây, Dr Hùng Clinic đã bật mí tư thế nằm tốt nhất sau khi khâu tầng sinh môn. Nếu còn gì thắc mắc, hãy liên hệ page Facebook Dr Hùng Clinic nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ
VỚI CHUYÊN GIA PHẪU THUẬT THẨM MỸ​

Bài viết liên quan
Đăng ký t.vấn 024.999.888.79 Chat với BS