Sau sinh vùng kín bị hôi, nguyên nhân và cách khắc phục

Sau sinh vùng kín có mùi hôi là một trong những vấn đề tế nhị mà các mẹ thường gặp phải khi quá trình vượt cạn kết thúc. Mùi hôi có thể do yếu tố sinh lý gây ra, cũng có thể phản ánh vùng kín của mẹ đang bị viêm nhiễm. Vì thế, mẹ cần quan tâm tới sức khỏe vùng kín để kịp thời phòng tránh những tác nhân gây hại. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ loại bỏ hoàn toàn “thứ mùi hôi” khó chịu này.

Nguyên nhân vùng kín bị hôi sau sinh

Sau khi sinh em bé, cơ thể mẹ thường “nặng mùi” hơn so với trước. Đặc biệt là vùng kín bị hôi. Điều này khiến mẹ trở nên tự ti mỗi khi ngồi trước mọi người. Nhất là khi ở bên cạnh ông xã.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến sau sinh vùng kín có mùi hôi. Bao gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Trong đó, nguyên nhân sinh lý thường do sự bài tiết sản dịch trong tử cung của mẹ sau sinh.

nguyen-nhan-vung-kin-bi-hoi-sau-sinh
Nguyên nhân vùng kín bị hôi sau sinh

Bên cạnh nguyên nhân sinh lý, vùng kín có mùi sau sinh có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.

Ngoài ra, thói quen sinh hoạt hay chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có thể khiến vùng kín có mùi lạ sau sinh như:

  • Kiêng tắm rửa trong thời gian dài. Đóng băng vệ sinh quá lâu.
  • Thức ăn có nhiều gia vị như hành, tỏi, măng tây,…
  • Thụt rửa âm đạo thường xuyên.
  • Quan hệ tình dục quá sớm.

Một số bệnh phụ khoa nguy hiểm khi vùng kín bị hôi

Vùng kín có mùi sau sinh – Dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Nguyên nhân chủ yếu khiến vùng kín có mùi là do sự thay đổi nội tiết và sự mất cân bằng pH âm đạo. Giai đoạn nhạy cảm sau sinh đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men xâm nhập. Gây ra mùi hôi vùng kín và kéo theo các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.

Viêm nhiễm âm đạo khiến vùng kín có mùi sau sinh

Vùng kín bị hôi đi kèm các biểu hiện như khí hư ra nhiều bất thường, ngứa rát,…là những dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm âm đạo đáng lo lắng. Và cần đi khám phụ khoa.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng mang dấu hiệu vùng kín có mùi sau sinh, khí hư nhiều, dạng bọt màu vàng hay xanh nhạt, mùi hôi khó chịu. Ngoài ra còn có những biểu hiện, ngứa, rát âm hộ, chảy máu khi quan hệ.

Viêm vùng chậu

Vi khuẩn từ âm đạo xâm nhập vào vùng chậu gây viêm nhiễm. Triệu chứng kèm theo có thể là đau vùng xương chậu, khí hư có màu lạ, vùng kín có mùi hôi. Hay cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đau rát khi quan hệ.

Polyp tử cung

Âm đạo chảy máu bất thường, khí hư nhiều, có mùi hôi, đau khi quan hệ, chất dịch có mùi khó chịu kèm theo triệu chứng bụng dưới đau từng cơn.

Vùng kín có mùi sau sinh – dấu hiệu bệnh ung thư

Dịch âm đạo tăng bất thường, kèm theo mùi hôi, đau vùng xương chậu, xuất huyết,…báo hiệu bệnh ung thư cổ tử cung.

mot-so-benh-phu-khoa-khi-vung-kin-co-mui
Một số bệnh phụ khoa khi vùng kín có mùi

Vùng kín có mùi không hẳn là dấu hiệu của bệnh nan y. Nhưng nếu đi kèm với các triệu chứng khác mẹ nên theo dõi kỹ để kịp thời thăm khám.

Cách khắc phục vùng kín bị hôi sau sinh

Thay đổi chế độ ăn uống

Nên tránh thức ăn chứa lượng đường cao và nhiều men, rượu. Vì nó có thể làm tăng lượng nấm men trong âm đạo, gây ra nhiễm trùng vùng kín. Nên ăn những thực phẩm như đậu nành, đậu hũ, rau, củ, quả màu vàng, đỏ,…Giúp phụ nữ bổ sung hormone, vi khuẩn có lợi giúp ổn định độ pH âm đạo.

Quan hệ tình dục đúng cách

Mẹ nên kiêng quan hệ vợ chồng trong ít nhất 1 tháng đầu sau sinh. Thời điểm này, cơ quan sinh dục vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Quan hệ không đúng cách có thể gây viêm nhiễm, tổn thương vùng kín.

Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách

Trong thời gian mang thai và cho con bú môi trường vùng kín có nhiều biến đổi. Do đó mẹ cần chăm sóc vệ sinh đúng cách.

  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch. Thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi khi sản dịch tiết nhiều (3 – 5 lần/ngày). Có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp để loại bỏ mùi hôi vùng kín.
  • Sử dụng quần lót 1 lần hoặc thay quần lót mỗi khi thay băng vệ sinh. Chú ý sử dụng quần lót mềm, đảm bảo thông thoáng vùng kín.
  • Không nên thụt rửa sâu bên trong vùng kín trong quá trình vệ sinh.
  • Thay quần áo hàng ngày vào 2 buổi sáng – tối.
  • Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh.
  • Đối với các mẹ sinh mổ, cần vệ sinh và thay băng vết mổ thường xuyên.
  • Quần áo của mẹ sau khi thay nên giặt riêng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Tuyệt đối không mặc quần áo khi còn ẩm ướt, có mùi hôi. Vì sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, tấn công gây bệnh.

Trên đây là những kiến thức do Dr Hùng Clinic chia sẻ. Chị em có thể liên hệ page Facebook Dr Hùng Clinic để biết thêm thông tin chi tiết.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ
VỚI CHUYÊN GIA PHẪU THUẬT THẨM MỸ​

Bài viết liên quan
Đăng ký t.vấn 024.999.888.79 Chat với BS